Ung thư đại trực tràng – Bệnh phổ biến ở người cao tuổi và cách phòng ngừa
9 phút đọcUng thư đại trực tràng thường gặp ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đối với người mức bệnh khá cao. Nó chiếm hơn 70% tổng số bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Việc điều trị bệnh ung thư đại trực tràng cho người cao tuổi cũng giống như bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên, do có nhiều biến chứng và thể trạng yếu của bệnh nhân cao tuổi nên việc điều trị cho bệnh nhân cao tuổi vẫn còn một số vướng mắc. Nhiều yếu tố cần được xem xét, bao gồm sự phù hợp của điều trị, mong muốn của bệnh nhân và gia đình cũng như là chất lượng cuộc sống.
Bệnh ung thư đại trực tràng là gì?
Đại tràng (ruột già) và trực tràng (ruột cùng, ruột kết, ruột thẳng) là những bộ phận của ruột. Những bộ phận này giúp tống xuất những thành phần phế thải từ thức ăn. Giống như những bộ phận khác trong cơ thể, ruột già và ruột cùng được cấu tạo bởi những khối xây dựng tí hon được gọi là tế bào. Y như những viên gạch khối xây nhà, tế bào xây dựng lên cơ thể của chúng ta. Nhưng đôi khi những tế bào mọc vượt quá tầm kiểm soát, chúng sẽ trở thành tế bào UT. UT bắt đầu ở ruột già hay ruột cùng thì gọi là UT ĐTT đôi khi gọi là UT ruột già.
Đi khám sớm nếu có dâu hiệu lâm sàng
Bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ khi bệnh UT đã ở giai đoạn muộn, thường là có các dấu hiệu lâm sàng đã biểu hiện 1 – 2 tháng trước đó và bệnh nhân thường chủ quan nghĩ đó là do nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt đối với UT ĐTT, và điều này thực sự cần thiết cho việc điều trị đạt kết quả cao. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về lợi ích của việc kiểm soát UT ĐTT. Có thể phát hiện UT ĐTT nhờ những xét nghiệm cơ bản, nội soi ĐTT. Một số các kỹ thuật chẩn đoán khác để hỗ trợ phát hiện polip đường tiêu hóa bao gồm nội soi đại tràng sigma, chụp phim CT có bơm thuốc cản quang vào đại tràng…
Bệnh ung thư đại trực tràng gây ra triệu chứng gì?
Bệnh gây ra những triệu chứng làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Những triệu chứng tiêu biểu của bệnh thường là:
- Hội chứng lị: Người bệnh thường bị mót rặn, đau quặn bụng, đi đại tiện phân có nhầy mũi.
- Hội chứng táo bón: Gây bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn thường gặp ở ung thư đại tràng bên trái. Ỉa lỏng, nhầy mũi, chướng bụng, bán tắc ruột, đau quặn thường gặp ở khối u đại tràng bên phải
Khi bệnh đã vào giai đoạn muộn, có thể sờ thấy những khối u qua thành bụng một cách dễ dàng. Người bệnh khám xét cận lâm sàng bằng cách thực hiện những phương pháp như sau:
- Chụp baryte khung đại tràng.
- Nội soi trực tràng hay đại tràng.
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trong lòng ruột.
- Chụp cắt lớp vi tính.
Nguyên nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật. Thực phẩm có nhiều mỡ, thịt động vật làm tăng lượng acid mật và làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong đường ruột. Các vi khuẩn đường ruột sẽ biến đổi acid mật thành các chất độc có thể gây ung thư. Uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng.
Các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư như benzopyren trong thịt nướng, nitrosamin trong đồ hun khói, đồ muối… cũng có khả năng gây ung thư. Chế độ ăn ít chất xơ làm giảm khối lượng phân, kéo dài thời gian phân ở trong ruột, làm ruột phải tiếp xúc lâu với chất gây ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu các Vitamin A, B, C, E, thiếu canxi làm tăng nguy cơ ung thư.
Những người cao tuổi có tiền sử mắc các bệnh về đại tràng như polyp đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn… có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng. Polyp đại tràng nếu có nhiều và kích thước lớn. Đặc biệt là polyp tuyến, khả năng cao đó là tổn thương tiền ung thư.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị UT ĐTT
UT ĐTT rất phổ biến. Có người nghĩ rằng chỉ có nam giới bị chứng UT ĐTT. Nhưng nữ giới cũng bị chứng bệnh này. Cơ hội mắc bệnh tăng lên theo số tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% người bị bệnh là những người trên 50 tuổi. Trung bình là 72 tuổi. Ngoài ra còn có những yếu tố sau:
- Bị polyp tại ĐTT: hầu hết polyp không nguy hại. Nhưng đôi khi có thể trở thành UT. Truy tìm và cắt bỏ polyp sẽ giảm nguy cơ gây UT.
- Thân nhân bị UT ĐTT: thân nhân (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) bị UT ĐTT. Nhất là khi còn trẻ, là một yếu tố quan trọng.
- Biến thái di thể: sự biến thái của một số di thể có thể dẫn đến UT ĐTT.
- Bị viêm ĐTT: người bị viêm ĐTT nhiều năm có nguy cơ bị UT cao hơn.
Cách điều trị bệnh
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản đối với UT ĐTT. Hóa trị và xạ trị là phương pháp điều trị bổ sung, nhằm mục đích làm tăng cao kết quả điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ phần ruột có khối u và những hạch lân cận và thường thì các bác sĩ nối phần ruột lành còn lại với nhau. Nếu đoạn ruột còn lại không đủ nối với nhau thì phải dùng thủ thuật làm hậu môn nhân tạo.
Hóa trị bổ sung sau phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh UT ĐTT ở giai đoạn 2 và 3. Điều này giúp cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho bệnh nhân so với việc chỉ áp dụng phẫu thuật đơn thuần. Theo các báo cáo cho thấy số bệnh nhân này đáp ứng với thuốc hóa trị khá tốt. Xạ trị là phương pháp điều trị cần thiết cho một số ca bệnh UT ĐTT, xong cần phối hợp để kéo dài tình trạng bệnh.
Phòng bệnh bằng cách nào?
- Để không mắc UT ĐTT, mỗi người có thể tự phòng tránh bằng cách: Thực hiện khẩu phần ăn ít mỡ, nhất là mỡ động vật, rượu.
- Tăng cường các loại thực phẩm nhiều xơ và giàu canxi.
- Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Những người ngồi một chỗ hoặc béo phì dễ bị mắc bệnh UT ĐTT.
- Người hút thuốc lá tử vong vì UT ĐTT nhiều hơn người không hút 30 – 40%.
- Với những người ngoài 50 tuổi, nhất thiết phải đi siêu âm nội soi ĐTT để có những phát hiện kịp thời.