15/09/2024

Tin Tổng Hợp Mới Nhất 24h

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Giải Trí

Tổng hợp kiến thức về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

5 phút đọc

Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất non yếu, vì vậy trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên do các tác động bên ngoài như thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường sống. Viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… nếu không được điều trị sẽ trở thành viêm đường hô hấp dưới, như viêm phế quản, viêm phổi,… vô cùng nguy hiểm. Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện ho, sổ mũi, khó chịu, bỏ bú. Cha mẹ cần theo dõi phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, đề phòng biến chứng.

Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?

Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí. Chính vì vậy đây là bộ phận dễ chịu sự ảnh hưởng từ mọi điều kiện bất lợi từ môi trường bên ngoài. Chẳng hạn như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc…

Đường hô hấp trên được tính từ mũi đến thanh quản bao gồm mũi, họng và thanh quản. Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào sẽ làm xuất hiện các triệu chứng của cảm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm VA; viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa… Các bệnh này gọi chung là viêm đường hô hấp trên.

Dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp trên

Dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp, dễ điều trị nhưng lại hay tái phát với các triệu chứng sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ (khoảng 38,50C). Trẻ ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè, quấy khóc, bỏ bú…
  • Đối với trẻ lớn: Triệu chứng thường gặp là chảy mũi hoặc nghẹt mũi; sổ mũi, ho, đau họng, khàn tiếng, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn…

Các triệu chứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi. Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng rất sơ sài, có trẻ sốt mà cũng có trẻ không sốt, thậm chí thân nhiệt lại hạ nên nhiều bậc cha mẹ chủ quan, khi đến khám thì con đã bị viêm phổi. Khi thấy các dấu hiệu trẻ biếng ăn, bú yếu, quấy khóc, da xanh, thở không đều, cánh mũi phập phồng, lõm kẽ liên sườn…thì bệnh đã chuyển nặng.

Cách phòng bệnh cho trẻ

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ

  • Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn: chất bột đường,  chất béo, chất đạm, Vitamin và khoáng chất có trong thịt, cá trứng sữa rau ngót rau cải…
  • Chế biến thức ăn cho trẻ phải hợp vệ sinh phù hợp khẩu vị của trẻ và thay đổi bữa ăn hàng ngày
  • Với trẻ còn bú mẹ tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn mẹ phải ăn đầy đủ dinh dưỡng
  • Không cho trẻ ăn đồ lạnh uống nước đá.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ

Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ đúng cách

Giữ ấm cho trẻ theo quy tắc Bốn ấm một lạnh như sau:

– Một lạnh có nghĩa là: Đầu trẻ không che quá kín để thông thoáng và thoải mái nhất là khi bé sốt hoặc ngủ.

– Bốn ấm là:

  • Cần giữ ấm bàn tay, lưng, bụng và bàn chân trẻ.
  • Mặc quần áo mùa đông theo nhiều lớp mỏng (tùy vào nhiệt độ). Không mặc một lớp dày,  mẹ chọn chất liệu thấm mồ hôi, co giãn tốt, tránh mặt quá nhiều áo ấm mồ hôi toát ra sẽ thấm vào cơ thể trẻ.
  • Phòng ngủ luôn ấm áp, sạch sẽ, kín gió.
  • Khi cho trẻ tắm đảm bảo nước ấm, tắm nhanh.

Chế độ vệ sinh cá nhân

  • Trẻ luôn được cha mẹ đảm bảo vệ sinh thật tốt, đánh răng,  súc miệng bằng nước muối,  vệ sinh thân thể một lần/ ngày.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh .
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Khi cơ thể có các dấu hiệu của bệnh: Trẻ sốt, ho, phụ huynh không tự ý mua thuốc về tự điều trị. Hãy cho trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số kiến thức hữu ích. Hy vọng sẽ giúp cho cha mẹ biết cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *