Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ em
7 phút đọcTiêu chảy ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến và hầu như trẻ nào cũng từng mắc bệnh này ít nhất một lần. Bệnh tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm vững kiến thức để có thể phòng tránh hiệu quả căn bệnh này cho con em mình. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết của thông tin tuổi trẻ dưới đây để có những biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất cho trẻ.
Theo thống kê, tiêu chảy là một vấn đề thường gặp trong nhi khoa. Nó cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 1,5 triệu người chết/năm trên toàn thế giới. Tại mỹ, Nó chiếm khoảng 9% số trường hợp nhập viện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nên cha mẹ nhất định không được chủ quan.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều này, kèm theo đó là những nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ, bao gồm:
- Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách: Cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng hay thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
- Do nước uống không sạch (như nước không đun sôi hoặc đã đun sôi nhưng để lâu); hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
- Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
- Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách. Do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
- Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.
Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Chế độ ăn uống hợp lý
Nếu tiêu chảy do trẻ ăn thức ăn mới hoặc do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ. Tốt nhất, để phòng ngừa nên cho trẻ ăn từng ít một. Để cơ thể quen dần rồi sau đó mới tăng dần lượng thức ăn lên. Nếu để thức ăn ở môi trường vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển thì nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.
Trong bữa ăn hàng ngày nên tăng cường chất lượng bữa ăn nhiều đạm và giàu năng lượng cho bé. Vì ăn nhiều giúp bé đi tiêu nhiều đồng thời mau hồi phục lại sức khỏe. Khi bị tiêu chảy, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng. Chẳng hạn như cháo để dễ tiêu hoá và hấp thụ…
Nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics (sữa chua): Trong ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vì khuẩn tốt và xấu. Vi khuẩn có lợi củng cố hệ miễn dịch. Giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt – xấu đường ruột. Do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.
Cho trẻ uống Văc-xin phòng bệnh do virus rota
Virus rota là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy. Loại virus này gây trục trặc ở đường ruột; làm bé mất nước và dễ phải nhập viện do mất nước. Một loại văc-xin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văc-xin phòng tiêu chảy dạng uống; uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.
Luôn vệ sinh thân thể cho bé đúng cách
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ, các mẹ cần vệ sinh cho trẻ đúng cách và phù hợp. Ngoài các phương pháp tắm rửa mỗi ngày; trẻ phải luôn được vệ sinh tay chân trước mỗi khi ăn uống và vui chơi. Bởi những đối với trẻ dưới 3 tuổi; thường có thói quen sử dụng tay, chân và miệng để khám phá thế giới bên ngoài.
Do đó, khi vệ sinh cho trẻ đúng cách, ngoài phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ thì các mẹ còn giúp bảo vệ con yêu trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Tránh vi khuẩn và vật ký sinh
Tiêu chảy do vi khuẩn và vật ký sinh trong thức ăn và nước uống gây ra. Chúng thường xuất hiện ở nguồn nước không hợp vệ sinh, miếng thịt còn mảng hồng. Do đó cần sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh, chế biến thức ăn đảm bảo an toàn để tránh vi khuẩn hoặc vi sinh vật tấn công. Bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.
Sử dụng nước rửa chén phù hợp và an toàn cho trẻ
Nước rửa chén không phù hợp cũng là tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ. Bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn một giai đoạn rất dài để phát triển và hoàn thiện như người lớn. Nếu cha mẹ thường xuyên tẩy rửa vật dụng ăn uống của trẻ bằng nước rửa chén thông thường có thể làm con bị nhiễm các bệnh về đường ruột, trong đó biểu hiện nhiều nhất là bệnh tiêu chảy ở trẻ.