Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người già
7 phút đọcBệnh tim mạch là một trong những bệnh thường gặp và khá phổ biến ở người cao tuổi. Để phòng tránh các bệnh tim mạch, người cao tuổi cần hiểu rõ nguyên nhân của căn bệnh và cách phòng tránh bệnh phù hợp để có một sức khỏe tốt nhất. Ở người cao tuổi, mạch máu dần cứng lại và độ đàn hồi giảm khiến tim khó hoạt động. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ tim dày lên, dẫn đến bệnh tim mạch ở người già. Càng lớn tuổi, hệ miễn dịch càng yếu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ cao hơn.
Nguyên nhân dễ mắc bệnh tim mạch ở người già
Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các van tim cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh van tim.
Ở người lớn tuổi, các mạch máu dần xơ cứng và giảm tính đàn hồi sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cơ tim bị dày lên, gây ra các bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Bệnh tim mạch gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim,… kéo theo nhiều bệnh nền làm cơ thể suy yếu, thậm chí là tử vong.
Tình trạng xơ vữa, biến đổi cấu trúc mạch máu, làm thành mạch dày lên còn lòng mạch hẹp lại, là nguyên nhân của đột quỵ. Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ đàn hồi cần thiết. Là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Đó là những lý do khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch.
Dấu hiệu nhân biết bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Khó thở
Ở người cao tuổi, cảm giác khó thở thường xuất hiện sau khi tập thể dục, làm việc nặng suy nghĩ căng thẳng. Đôi khi không làm gì cũng khó thở. Khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Đây là một dấu hiệu không nên bỏ qua vì nó có thể cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim hoặc suy tim cấp cần được cấp cứu kịp thời.
Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch. Nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch. Chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu thường xuyên cảm thấy đau ngực nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.
Hồi hộp, đánh trống ngực
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi… nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim…
Vết thâm tím không tan, da xanh tím
Bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt. Nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan tới đông máu, bệnh tiểu đường,… . Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xi da sẽ trở nên xanh tím.
Lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân. Sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím…
Cách phòng bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Chế độ sinh hoạt
+ Bỏ thuốc lá: trong thuốc lá chất nicotin làm co mạch máu, giảm oxy trong máu và tổn thương mạch máu khiến bệnh tim mạch tiển triển nặng hơn. Thuốc lá còn giảm lượng mỡ tốt nhưng lại tăng mỡ xấu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim
+ Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tim mạch. Từ đó có những biện pháp chữa trị sớm và kịp thời.
+ Kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường: người cao tuổi cần duy trì mức huyết áp dưới 120/80 (mm Hg) và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Đồng thời giảm lượng cholesterol để phòng bệnh tim mạch
+ Tránh căng thẳng và giận dữ: tâm lý căng thẳng chính là yếu tố dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Do đó, người cao tuổi cần phải thả lỏng tinh thần. Hãy sống vui vẻ cùng bạn bè, con cháu.
+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Những nhóm bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh…. Trước khi bắt tay vào việc thực hiện một hình thức luyện tập mới; người cao tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn bài tập đó phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng
+ Xây dựng một chế độ ăn với những thực phẩm ít chất béo và cholesterol, bổ sung chất xơ, chất khoáng. Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ,…
+ Ưu tiên ăn nhiều cá và hạn chế mỡ.
+ Hạn chế sử dụng nhiều muối và đường.
+ Hạn chế sử dụng rượu, bia.
+ Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể.
+ Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dễ hấp thu, giúp tăng sức đề kháng, hạn chế mệt mỏi, ăn ngủ ngon, đồng thời giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch và tạo hệ xương chắc khỏe.