15/09/2024

Tin Tổng Hợp Mới Nhất 24h

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Giải Trí

Cha mẹ không nên chủ quan trong việc phòng bệnh cúm cho trẻ

8 phút đọc

Thời tiết chuyển mùa, không khí khô lạnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm. Để phòng bệnh cúm cho trẻ hiệu quả, trước hết trẻ cần có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Người lớn bị cảm đã mệt, trẻ em ốm còn mệt hơn. Ngoài ra, trẻ em bị cảm cúm có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng. Đừng để con bạn phải nhập viện trong tình trạng quá nghiêm trọng. Muốn vậy, cha mẹ nên tham khảo các biện pháp sau.

Nguyên nhân trẻ dễ bị cảm cúm khi giao mùa

Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, kèm theo độ ẩm khá cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút và nấm gây bệnh phát triển như: virus Rhino, Á cúm Para influenza, Corona, Adeno, virus hợp bào RSV, Streptoccocus Pyogenes, vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphilococcus aureus, Corynebacterium, Pneumococcus,…

Nếu trong thời tiết này, trẻ nhỏ không được chăm sóc sức khỏe, giữ ấm thật tốt rất dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là cảm cúm. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho bé luôn được chú trọng hơn hết.

Nguyên nhân trẻ dễ bị cảm cúm khi giao mùa

Trẻ nhỏ bị cảm cúm thường biểu hiện ra sao?

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ gồm ho, sung huyết, sốt và khó chịu. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi nếu:

  • Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc không muốn bú sữa
  • Trẻ thường khó chịu, người uể oải và không muốn chơi trong thời gian dài (trên 4 tiếng)
  • Trẻ khó thở hoặc thở khò khè
  • Trẻ bị cảm lạnh, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Trẻ ho thường xuyên
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi và sốt trên 38°C
  • Trẻ khóc không có nước mắt hoặc không đi tiểu trong 8 giờ

Các triệu chứng cảm cúm trên có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.

Nếu con bạn không có những dấu hiệu nghiêm trọng này nhưng có triệu chứng cảm cúm, hãy đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ khám và kê thuốc phù hợp cho trẻ.

Nếu con bạn bị cúm, hãy theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé vì bệnh có thể tiến triển rất nhanh. Nếu bạn thấy trẻ khỏe hơn sau 1 hoặc 2 ngày và sau đó bệnh lại nặng hơn, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát liên quan đến viêm phế quản, viêm phổi hoặc biến chứng khác của bệnh cúm.

Nếu trẻ bị sốt do cúm, bạn có thể cho trẻ dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Bạn không cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.

Cách cha mẹ phòng cảm cúm cho trẻ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin

Nhiều bà mẹ hay băn khoăn không biết cho trẻ ăn gì khi bị cảm cúm. Điều này không khó. Trước hết, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Và đảm bảo tính đa dạng của khẩu phần ăn của trẻ. Nghĩa là phải có ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm. Trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. Đồng thời chế biến món ăn đúng cách. Điều này là để bữa ăn của trẻ đa dạng và giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin. Đặc biệt là vitamin C từ các loại hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ. Táo, chanh, cam, quýt, dưa chuột, cà rốt, cải xoăn, bông cải xanh,… là những loại hoa quả và rau xanh mẹ nên sử dụng thường xuyên để phòng tránh cảm cúm cho bé.

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ

Trẻ nhỏ thường xuyên vận động, tiếp xúc với nhiều đồ vật, tham gia các hoạt động vui chơi ở trường, ở nhà nên bàn tay rất dễ dính nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Do đó, bố mẹ hãy tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng lây cảm cúm cho bé.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chuẩn bị cho con 1 gói khăn ướt, phòng trường hợp ở trường học không có bồn rửa tay hoặc bị mất nước. Thường xuyên lau sạch điện thoại, máy tính, nắm tay cửa ra vào trong nhà cũng là phương pháp hạn chế vi trùng tấn công gây bệnh cho trẻ.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ phục hồi sức khỏe sau 1 ngày học tập và vận động. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể con người cần ngủ ít nhất từ 7-8 tiếng để kích thích phản ứng miễn dịch tự nhiên và là giải pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu nghiệm nhất. Do đó, nếu mẹ đang băn khoăn làm gì để phòng cảm cúm khi giao mùa cho trẻ thì đừng quên cho trẻ ngủ đủ giấc nhé.

Thường xuyên cho trẻ vận động

Không chỉ đối với người lớn, thường xuyên vận động nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ hãy khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng hàng ngày, tránh ngồi một chỗ quá lâu nhé.

Tránh để trẻ tiếp xúc với nơi nhiều vi rút, vi khuẩn

Để hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Các mẹ nên vệ sinh dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; tắm rửa và rửa tay cho trẻ hàng ngày; vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên; không để trẻ tiếp xúc với những người bị cúm hoặc đang ốm; không cho trẻ sử dụng chung vật dụng; hạn chế đưa trẻ tới nơi đông người hoặc đang có dịch bệnh; đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi đi ra ngoài,…

Tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ

Tiêm vaccin phòng bệnh cảm cúm là một trong những giải pháp phòng tránh cảm cúm cho bé tốt nhất. Do đó, mẹ nên chú ý tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Tuy không thể ngăn ngừa cảm cúm hoàn toàn. Nhưng nếu không may mắn bị cảm cúm, tình trạng cũng sẽ giảm bớt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *