Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi và biện pháp phòng ngừa tốt nhất
6 phút đọcBệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng, nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, cần có một phương pháp khoa học trong việc lập và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi để ổn định đường huyết hiệu quả và hạn chế các biến chứng khác từ căn bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên, ở những người cao tuổi, nguy cơ bệnh tật cao hơn và mức độ sức khỏe ngày càng giảm sút. Dưới đây là một số cách phòng tránh căn bệnh tiểu đường dành cho người cao tuổi tốt nhất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose. Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động. Tiểu đường là một trong những bệnh người cao tuổi hay gặp. Gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn, suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.
Người cao tuổi bị bệnh thường có nguy cơ suy giảm chức năng. Và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi ngoài các biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…). Đây là 2 nguyên nhân chính gây tử vong. Bệnh tiểu đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm. Làm suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường dành cho người già
Ăn uống theo chế độ lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố hàng đầu để có một cơ thể khỏe khoắn, với người lớn tuổi vấn đề này cần chú ý hơn để đảm bảo được lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Những người có nguy cơ mắc bệnh nên thêm protein vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Vì trong protein có các thành phần giúp duy trì năng lượng của cơ thể, duy trì sự trao đổi chất.
Đồng thời, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và chất béo. Nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và chọn thịt nạc (như thịt gà đã lọc bỏ da) hoặc các sản phẩm giàu chất béo lành mạnh. Bạn cũng lưu ý không nên sử dụng các thực phẩm đã chế biến sẵn. Bởi chúng thường sẽ chứa nhiều chất bảo quản, gây hại đến sức khỏe.
Ngủ đủ giấc
Theo nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định: Ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Không chỉ vậy, người thiếu ngủ, mỗi ngày ngủ không đủ 7 – 8 tiếng; còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Lý giải về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc không có một giấc ngủ ngon đã làm xáo trộn sự cân bằng của các hormone. Nó ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể bạn. Đồng thời làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó gây ra tiểu đường.
Không nên bỏ bữa sáng
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ), những người có thói quen bỏ buổi sáng dù chỉ là 1 buổi/ tuần thì nguy cơ mắc bệnh này type 2 cũng sẽ cao hơn người bình thường đến 20%. Không ăn sáng sẽ khiến cơ thể tăng cao nguy cơ kháng insulin. Điều đặc biệt là các insulin này thường được tiết ra vào buổi sáng. Nếu bạn ít ăn sáng đồng nghĩa với việc insulin có thể bị ngừng sản xuất. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên thường xuyên ăn sáng. Đồng thời hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.
Vận động thường xuyên
Lối sống ít vận động sẽ khiến cơ thể bạn gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, vì vậy bạn nên thường xuyên tập thể dục. Việc vận động, đều đặn các bài tập giúp cơ thể sử dụng hormone insulin nhiều hơn, từ đó giúp bạn giảm cân, giảm cả nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Đối với người lớn tuổi, nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần. Với các hoạt động khác nhau, như: Đi bộ, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, tập yoga,…